Tận dụng sàn thương mại điện tử để xây dựng thương hiệu

Đóng góp bởi: codeaz 19 lượt xem Đăng ngày 10/05/2023 Chia sẻ:

ong song với các kênh bán hàng online như Facebook, Zalo, Instagram,… thì hiện nay kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở thành xu hướng được các doanh nghiệp lựa chọn. Nhìn từ góc độ của người bán hàng, các sàn TMĐT không chỉ như một kênh bán hàng (sale) tạm thời, mà còn để xây dựng thương hiệu (branding) và là một bài toán dài hạn.

Sau đây, TopBranding sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc: Có nên xây dựng thương hiệu trên các sàn TMĐT hay không? Làm sao để thương hiệu không đánh mất chính mình trên các sàn TMĐT? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay nhé!

Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu trên sàn TMĐT

Lựa chọn xây dựng thương hiệu trên sàn thương mại điện tử thay vì một môi trường nào khác bởi những lý do sa:

Awareness – Mức độ nhận biết

Việc xây dựng awareness luôn là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém đối với bất kỳ một thương hiệu nào. Nhưng có một điều chắc chắn đó là người tiêu dùng càng nhìn thấy thương hiệu của bạn nhiều thì khả năng họ mua sản phẩm càng cao. Vậy tại sao bạn không tận dụng điểm mạnh của các sàn TMĐT để thu hút được awareness từ người tiêu dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn.

Những số liệu thống kê gần đây đã cho thấy số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT ngày càng nhiều. Năm 2019, Việt Nam có tới 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Số liệu này chưa dừng ở lại đây và sẽ còn có nhiều thay đổi cùng với các chiến dịch thúc đẩy mạnh mẽ doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến.

Trust – Mức độ tin cậy

Hầu hết các sàn TMĐT hiện nay đều tiến đến bảo vệ quyền lợi tốt nhất đến với người tiêu dùng. Thông qua những thông tin về gian hàng chính hãng, hiển thị đánh giá của người mua hàng, chế độ thưởng phạt gian hàng… mà người mua cảm thấy an toàn và tin tưởng lựa chọn địa điểm mua sản phẩm, dù cho bạn có là một thương hiệu mới toanh đi chăng nữa.

Chắc chắn người tiêu dùng sẽ luôn tin tưởng những sàn TMĐT uy tín như Tiki bởi họ có những tiêu chí kiểm duyệt khắt khe từ phía người bán thông qua các hợp đồng điện tử rõ ràng được ký kết thỏa thuận từ hai bên. Và cũng không ít trường hợp khách hàng sau khi “làm quen” với thương hiệu bạn trên sàn TMĐT sẽ ghi nhớ và “lần mò” tìm đến website của bạn để đặt hàng trực tiếp.

Hướng dẫn các bước xây dựng thương hiệu trên sàn TMĐT

Xây dựng thương hiệu trên các sàn TMĐT là một chiến lược lâu dài và bền vững mà các doanh nghiệp nên tận dụng. Không để bạn chờ đợi lâu thêm nữa, sau đây là 5 bước đơn giản để bạn xây dựng thành công một thương hiệu trên các sàn TMĐT:

Bước 1: Tạo điểm khác biệt của thương hiệu

Sự khác biệt là 1 trong các yếu tố quan trọng làm nên sức khỏe thương hiệu “Brand Health”. Để tìm được sự khác biệt cho thương hiệu, bạn phải trả lời câu hỏi về sự tiện lợi, giá cả và chất lượng khi khách hàng đến với sản phẩm của bạn. Đây là những yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh, giúp bạn tồn tại được ở nơi kẻ bán người mua tấp nập như “ngôi chợ online – thương mại điện tử”.

Sự khác biệt của thương hiệu rất quan trọng và không thể thiếu nếu nhà nhà người người đều bán chung mặt hàng với bạn.

Bước 2: Thiết lập phong cách riêng

Hãy tạo cho doanh nghiệp một phong cách riêng, thể hiện qua cách thiết kế gian hàng, từ màu sắc, hình ảnh, mẫu sản phẩm,… để khách hàng có thêm lý do sẵn sàng mua hàng. Giúp khách hàng ý thức được shop không chỉ có thứ họ cần mà còn được trải nghiệm những dịch vụ tốt đi kèm khi lựa chọn sản phẩm.

Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh hãy lựa chọn sàn TMĐT thích hợp để tập trung lựa chọn xây dựng hình ảnh trên trang đó, hoặc có thể kết hợp tổng thể tất cả các sàn TMĐT để có được hiệu quả quảng bá như mong muốn.

Bước 3: Nói theo ngôn ngữ của khách hàng

Việc nghiên cứu thông tin khách hàng, biết được họ là ai, sở thích và hành vi cả họ cũng là một chiến thuật giúp bạn xây dựng thương hiệu trên các sàn TMĐT hiệu quả hơn.

Trên các trang TMĐT chắc chắn bạn sẽ không thể tư vấn sản phẩm hay sale sản phẩm như cách thông thường bạn vẫn đang làm ở cửa hàng offline hay các kênh bán hàng online khác như Facebook, Zalo, Instagram,… của mình. Do vậy, bạn cần chọn lựa từng từ từng câu để phù hợp với khách hàng mục tiêu ngay lập tức, nói vừa đủ và kết bằng câu chốt hạ để bán được hàng.

Bên cạnh, bạn còn cần phải biết cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khi khách hàng tìm kiếm trên Google những thông tin giải quyết vấn để của họ mà thương hiệu của bạn xuất hiện đúng lúc trong nhiều danh sách trên công cụ tìm kiếm.

Bước 4: Đóng góp vào các giá trị của xã hội

Nếu bạn cần giữ khách hàng để họ có thể thường xuyên quay lại gian hàng của mình, nên tìm một hướng đi bền vững gắn kết được các giá trị giữa thương hiệu và khách hàng.

Đó là sản phẩm có thể đóng góp tốt cho cộng đồng (meaningful), khi khách hàng mua sản phẩm họ không chỉ thỏa mãn nhu cầu của chính mình mà thông qua sản phẩm của bạn, họ cũng cảm thấy như đang được đóng góp một phần nhỏ giá trị cho hệ sinh thái, môi trường,… như thông điệp mà bạn gửi gắm vào sản phẩm.

Bước 5: Xây dựng diện mạo gian hàng

Logo là bộ mặt của thương hiệu chính vì vậy bất kể một thương hiệu nào cũng cần có một chiếc logo vừa thoải mái sáng tạo nhưng lại thật dễ nhớ để khách hàng ghi nhớ trực quan đến thương hiệu của bạn.

Chia sẻ bài viết trên: